5 cách để chụp ảnh món ăn như một Food Photographer chuyên nghiệp
Chụp ảnh món ăn là một trong những hoạt động hằng ngày của mọi người, đó có thể là bạn đi ăn ở một quán ăn nào đó r rút điện thoại ra chụp ảnh vu vơ để up facebook, hay đó là công việc bán đồ ăn của bạn cần chụp để giới thiệu đế cho thực khách …
Bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ một vài tip nhỏ để bạn có thể nâng cao kỹ thuật chụp ảnh món ăn như một Food photo chuyên nghiệp
- Sử dụng ánh sáng một cách cơ bản từ những thứ bạn có
Đó có thể là ánh sáng từ đèn liên tục, đèn flash, hay là ánh sáng từ cửa sổ từ phòng làm việc của bạn. Với mỗi cách dùng hay sử dụng thiết bị tạo ánh sáng khác nhau, sẽ kể nên cậu chuyện mà bạn muốn kể trong bức ảnh.
Thông thường ánh sáng khi đi qua một lớp tản sẽ tạo thành nguồn ánh sáng mềm phù hợp với nhiều loại đồ ăn.
Nhưng để làm cho món ăn nổi khối và không bị quá tối 1 bên hãy tìm thêm 1 chiếc tản sáng để tạo thành nguồn sáng hắt lại từ nguồn sáng chính
Trong phòng chụp thì mình thường sử dụng 1 đèn phụ ngược lại nguồn sáng chính để dễ dàng khống chế ánh sáng trong bức ảnh
- Sử dụng chân máy để dễ dàng ngắm nghía bố cục của bức ảnh
Với tùy các món ăn, sẽ có kích thước, hình dạng, độ cao khác nhau, chính vì vậy để dễ dàng ngắm nghía bố cục cho bức ảnh, bạn hãy sử dụng 1 chân máy để cố định thiết bị chụp của mình
Bạn có thể sử dụng sách vở hay bất kể vật gì để kê thiết bị chụp ảnh nếu không có chân máy
Thông thường với kinh nghiệm của mình, để dễ dàng nhất thì mình sẽ đặt món ăn vào vị trí trung tâm của bức ảnh, sau đó sẽ đặt các phụ kiện phù hợp xung quanh món ăn chính. Sau đó sẽ ngắm trên khung hình của thiết bị chup để xê dịch bố cục của bức ảnh
2. Chú ý đến màu sắc của món ăn và màu sắc của bối cảnh
Để thể hiện được món ăn ngon thì cần sự hài hòa về màu sắc của các thành phần trong món ăn đó. Để có bức ảnh đẹp cần sự kết hợp đúng đắn giữa màu sắc của món ăn và đạo cụ xung quanh món ăn.
Đó có thể là màu nền (concept) đồng nhất với món ăn
Hoặc sẽ là màu nền trung tính để mang lại sự nổi bật của món ăn
Để không bị nhàm chán cho các bộ ảnh khác nhau thì mình thường tìm kiếm và tạo ra rất nhiều các loại nền chụp ảnh mới
Đó có thể là bàn gỗ ở nhà, sàn gạch, sàn xi măng, mành tre, khăn trải bàn …. như mình còn sử dụng sơn màu để tạo ra rất nhiều các phông nền với màu sắc khác nhau
3. Trang trí với nguyên liệu có sẵn trong bếp
Trong bếp luôn là nơi có rất nhiều các loại gia vị thú vị để đưa vào bức ảnh của bạn
Hãy ưu tiên những loại gia vị, những nguyên liệu có trong món ăn để làm nổi bất nguyên liệu tạo ra món. Và mình thực sự là một người rất thích bầy nguyên liệu cùng với món ăn
Mình thường dành rất nhiều thời gian để chui trong bếp của nhà hàng, hỏi han đầu bếp và foodstylist để tìm hay chế ra được loại nguyên liệu có thể bầy cùng món ăn
Ở đây bạn có thể thêm các đạo cụ khác không phải nguyên liệu món ăn mà là các đạo cụ giúp chúng ta liên tưởng đến món ăn. Nghe thì khó hiểu nhưng hãy thử tưởng tượng chúng ta đang chụp một chiếc bánh, vậy thì các vật dụng hay đạo cụ làm người xem liên tưởng đến bàn làm việc của 1 người bận rộn ví dụ như Laptop, sách, tạo chí, kính mắt, một tách sữa, tách cafe xinh xinh, hay có thể là một chiếc đồng hồ báo thức cũ kĩ ….
Như vậy bức ảnh sẽ thú vị hơn nhiều phải không nào
4. Góc cao và góc rất cao
Nghe thật ngớ ngẩn phải không nào nhưng mỗi một góc chụp sẽ cho người xem có cảm nhận khác nhau về món ăn.
- Góc 45 độ: là góc nhìn chúng ta thường nhìn món ăn nhiều nhất – thể hiện được hình khối của món ăn một cách rõ ràng nhất
- Góc chụp từ trên xuống (flat lay): Là góc chụp chính diện vuông góc từ trên xuống, thông thường sẽ bao gồm món ăn chính và các vật thể phụ được sắp xếp xung quanh với nhiều lớp nhằm tạo ra tổng thể hài hòa về bố cục và màu sắc.
- Góc ngang bằng món ăn: tạo cảm giác cao lớn và ấn tượng, tăng sự tập trung cho chủ thể và chiều sâu cho bức ảnh
3 góc chụp: Góc chụp 45 độ – góc chụp từ trên xuống – góc chụp ngang bề mặt món ăn
5. Phá bỏ hết các bước đã kể ở trên
Nhưng bước ở trên là những bước mình thường xuyên áp dụng trong các bức ảnh của mình. Và thực sự là nó vô cùng hiệu quả. Nhưng khi bạn đã áp dụng nó rất thành thạo thì cũng là sự nhàm chán ập đến
Đó là lúc chúng ta đập bỏ hết để làm lại từ đầu. Hãy thử thách mình với nhưng concept mới, những sự phá cách mới.
Có thể là món ăn cùng với đồ chơi, hay đồ uống chụp với hoa, hay bất kỳ thứ gì bạn nghĩ ra mà mà chưa ai thử. Chính sự phá cách này làm cho việc làm sáng tạo thú vị hơn không bị nhàm chán.
Bài viết hướng dẫn chụp ảnh bánh quế với nhiều concept concept khác nhau: xem tại đây
Nhưng suy cho cùng mấu chốt là hãy thử bấm máy, khi ấy thì mọi bức ảnh mới thành hiện thực, còn nếu đơn thuần chỉ xem và nghĩ thì mãi nó chỉ nằm trong ý tưởng trong đầu.
Hy vọng bài viết sẽ cho bạn thể hứng khởi và có những bức ảnh đẹp để khoe với tất cả mọi người hay hỗ trợ phần nào được cho công việc nhaaaa
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này của Can Đăng Studio !